Amply xe hơi class nào hay nhất?

on
Danh mụcBlog

Có thể nói amply hiện được chia làm 4 lớp hay còn gọi là Class. Vì dịch từ “class” ra thành từ “lớp” nó không hay, không trọn vẹn được ý nghĩa nên dù ở VN chúng tôi cũng xin dùng từ Class thay cho từ “lớp” khi nói về amply.

4 class gồm:

  1. Class A – Được thiết kế với độ trung thực cao nhất nhưng hiệu suất thì không cao
  2. Class B – Thiết kế với hiệu suất cao hơn một chút nhưng độ nhiễu, méo mó thì nhiều
  3. Class AB – Thiết kế với hiệu suất hiệu quả và âm thanh hay
  4. Class D – Thiết kế với hiệu suất cao nhất nhưng độ trung thực không nhiều bằng class A ( độ trung thực cao và sự khác biệt chỉ nhận biết được bằng máy)

Amply JBL

Nguyên lý hoạt động của Amply

Nói 1 cách đơn giản, Amply hoạt động bằng cách lấy dòng điện 12v DC chuyển thành dòng điện AC và tăng điện áp lên qua bộ biến tần. Sau đó kết hợp dòng điện áp cao này với tín hiệu âm thanh đầu vào để khếch đại tín hiệu “mạnh” hơn ở đầu ra

Hoạt động cơ bản của Amply

Như chúng ta thấy, 1 phần nhiệt được thoát ra ngoài tùy thuộc vào Class của Amply

Amply Class A

Như đã giới thiệu ở trên, Amply class A có độ trung thực cao nhưng lại giải phóng nhiệt quá nhiều. Tại sao lại giải phóng nhiệt nhiều như vậy? Đây là do thiết kế của nó, transistor luôn hoạt động bất kể có tín hiệu đầu vào hay không

Transistors luôn luôn ON ở Amply Class A

Khi không có tín hiệu đầu vào, toàn bộ điện năng được chuyển thành nhiệt. Khi có tín hiệu đầu vào thì điện năng này sẽ được đẩy ra các loa. Thêm vào đó, transistor ở Class A khuếch đại cả dòng điện dương và dòng điện âm của tín hiệu AC Waveform, điều này làm chúng tỏa nhiệt nhiều hơn vì khối lượng công việc nhiều. Amply Class A thường chỉ có 25% hiệu suất còn 75% công suất chuyển thành nhiệt

Chính vì Transistor luôn luôn ON nên không có sự chuyển qua chuyển lại – bật / tắt làm ảnh hưởng đến tín hiệu âm thanh vào nên Amply class A có độ trung thực đầu ra rất cao. Nhưng thực tế Amply Class A hiếm và không được sử dụng trong âm thanh xe hơi

Amply Class B

Khác với Class A, Amply Class B có sự cải tiến hơn. Thay vì 1 transitor được sử dụng thì giờ đây đã có 2 transitors. Mục đích của việc tách ra làm 2 transitors là để giảm tải, mỗi transitor đảm nhiệm việc khuếch đại 1 dòng điện âm và dương.

Việc thêm vào 2 Transistors đã giải quyết được vấn đề về “thoát nhiệt” ở Class A. Thật vậy Class B hiệu suất cao hơn ít nhất gấp đôi class A – vào khoảng 50%. Nhưng bên cạnh đó lại đối mặt với vấn đề nhiễu và méo mó âm thanh vì sự bật – tắt của 2 transistors.

Amply Class AB

Ở Class B, 2 transistors hoạt động không toàn thời gian mà ON-OFF tạo ra nhiễu tín hiệu. Ở Class AB đã khắc phục vấn đề đó bằng cách cho 2 transistors hầu như ON (khác với class A là ON liên tục).

Các Transistors hầu như ON

Class AB khắc phục được nhược điểm của cả 2 Class A và Class B. Với Class A thì nhiệt năng bị giải phóng quá nhiều, nhưng ở Class AB không phải như vậy. Do 2 Transistor không ON liên tục nên giải quyết được vấn đề giải phóng nhiệt ở Class A. Hiệu suất của Class AB lên tới 60% và đồng thời không bị nhiễu tín hiệu như class B. Việc này dẫn đến sự thông dụng của amply class AB rất nhiều, hầu như xuất hiện khắp nơi, từ âm thanh gia đình đến âm thanh xe hơi . Dòng Amply Class AB mà chúng tôi đang có của JBL là dòng GX A604 với công suất 60W/ 1 kênh nhưng khi kết hợp 2 kênh thì cho ra công suất 170W

Bên trong 1 amply RockFord

Đến thời điểm hiện tại thì Class A vẫn là amply có độ trung thực cao nhất.

Amply Class D

Amply Class D hoạt động khác biệt hẳn so với các Class nói trên. Ở Class D có sự xuất hiện của mạch điều chế tạo ra các xung có tần số cao (trên 100Khz) của dòng 1 chiều. Độ rộng của mỗi xung sau đó được sửa đổi bởi tín hiệu đầu vào – Xung càng rộng, tín hiệu càng lớn. Qúa trình này có tên gọi là PWM.

Các transistors này biến các dòng xung 1 chiều thành dòng điện cao. Bởi vì đầu vào là xung 1 chiều, không phải tín hiệu analog nên các con transistor này còn được gọi là các con MOSFETs. Hiệu suất của Amply class D đáng kinh ngạc ở con số từ 85-90%

Độ trung thực thì sao?

Sau khi khuếch đại, Low-Pass-Filter(LPF) sẽ “làm mịn” tín hiệu đầu ra do đó Amply không xuất ra năng lượng xung mà thay vào đó là 1 năng lượng analog(tín hiệu tương tự) liên tục. Ngoài ra còn xóa bỏ sự can thiệp được tạo ra bởi xung 1 chiều tần số cao. Vì những lý do trên mà Amply Class D có độ trung thực không quá cao ( nhưng chấp nhận được )

Ưu điểm của Amply Class D

Nhỏ, nhẹ, chạy mát và không quá nóng so với các amply class khác. Chính vì sự gọn nhẹ của amply Class D này nên nó rất phổ biến, khiến bạn có thể cầm trên tay, mang vác đến các nơi nhẹ nhàng.

MALEN AUTO – CAR AUDIO